Quy trình chế tác đồ thờ gỗ
1. Tạo mẫu sản phẩm: Người thợ Cả phải có tưởng về đồ vật mình định sản xuất ra và phải thể hiện bằng bản vẽ (gọi là tạo mẫu sản phẩm).
2. Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu để làm đồ thờ gỗ thường là gỗ mít, ngoài ra còn có thể dùng gỗ dổi, gỗ vàng tâm,...
3. Đo đạc và cắt gỗ theo khối hình: Thợ Ngang pha gỗ như (cưa, cắt, đục, bào) thành các khối gỗ để tạo từng chi tiết sản phẩm.
4. Chạm khắc theo mẫu sản phẩm: Do thợ Chạm khắc hay tiện thực hiện. Đầu tiên, người thợ phải có ý tưởng tạo mẫu hoa văn (ví dụ như: chủ đề “tứ linh” tức long ly quy phượng là hình ảnh của Rồng, Phượng, Lân, Rùa,“tứ quý” là hình hảnh của các cây Tùng, Trúc, Cúc, Mai. Tiếp đến người thợ chạm khắc phải dựng hình tức hoa văn trên phôi sản phẩm, lấy nền tức làm nổi hình ảnh của hoa văn, và bắt đầu thể hiện nghệ thuật chạm khắc như: chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm chìm bằng cách đục phá, gọt, tỉa chi tiết, nạo… Nét chạm khắc có tinh xảo nghệ thuật hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của người thợ chạm khắc.
5. Ghép thành hình sản phẩm: Tiếp đến người thợ Ngang và thợ Chạm cùng phải phối hợp với nhau chính thức lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với các công việc như: bào lau, nạo nhẵn, lu những chỗ cong, đường gấp khúc, gắn cố định bằng (cồn, keo, sơn).
6. Sơn và hoàn thiện sản phẩm: Sử dụng kỹ thuật sơn son thiếp vàng truyền thống. Màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào. Những sản phẩm sơn son thiếp vàng lộng lẫy tái hiện không khí trang trọng, thiêng liêng. Hầu hết các công đoạn đều thực hiện bằng phương pháp thủ công, cho thấy trình độ tay nghề của người thợ thật đáng khâm phục.
* LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐỒNG (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) * Nguyễn Duy Quý: Chuyên tạc tượng Phật Thánh, Truyền thần và Chế tác đồ thờ cao cấp. * Điện thoại: 0902 025 088 * Email: duyquymonitor@gmail.com * Facebook: https://www.facebook.com/duyquy.nguyen.503
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét