BÀI CẬP NHẬT
recent

[Đồ thờ] Bài vị thờ

[Đồ thờ] Bài vị thờ
Theo tín ngưỡng xưa nay, thần phật và gia tiên được coi là thần linh phù hộ cho các thành viên trong gia đình được bình an, vận nhà được ổn định. Do vậy bày bài vị trong thờ cúng đúng hay sai có liên quan chặt chẽ đến vận khí, bày đúng thì được yên hàn và tăng cường vận may cho mọi người.

Cách lập bài vị ông bà tổ tiên cha mẹ dựa theo nguyên tắc sau đây:

1. Ngày xưa, ông cha ta học chữ Hán, vì vậy bài vị được viết bằng chữ Hán là đúng. Nhưng ngày nay, con cháu không còn học chữ Hán mà đang học chữ quốc ngữ, vậy phải viết bài vị theo chữ nào? Trong thực tế hiện nay, hầu hết các gia đình đều nhờ đến các sư hoặc các thầy cúng làm bài vị khi có người mất, từ đó các bài vị cũng được viết bằng chữ Hán, dù cả người sống và người đã mất đều không biết một tí ti nào về những chữ Hán ghi trên bài vị này. Đó hình như là một “thói quen”, hình như vẫn còn đâu đó có suy nghĩ nếu bài vị không được viết bằng chữ Hán là “không nghiêm túc”, “không đẹp”, “không thật sự thương tiếc”; ngoài ra cũng có nơi cho rằng vì đã nhờ cậy nên viết thế nào cũng được, chữ Hán hay chữ Việt không quan trọng mà quan trọng là ở tấm lòng; từ đó mà hết đời này sang đời khác, hết người này đến người khác đều được viết bài vị bằng chữ Hán.
Quan niệm của ông cha ta xưa khi làm bài vị cho người đã mất là để tưởng nhớ và để thờ cúng, người đã mất sẽ hiện diện ở bài vị mỗi khi có cúng tế, nhà có nhiều bài vị (vì cúng đến 4 đời trên) thì khi cúng tế người nào, bài vị của người đó sẽ được đem đặt vào chính giữa bàn thờ, khi cúng xong mới đưa trở lại vị trí cũ. Quan niệm như thế là phù hợp với lúc bấy giờ, ông cha ta đều học chữ Hán, người sống cũng như người đã mất nhìn vào bài vị cũng biết được bài vị là của người nào, của tổ tiên nào, khi cúng tế vị nào thì biết mà đưa bài vị vào chính giữa, người đã mất cũng biết đâu là bài vị của mình để về hiện diện đúng chỗ, không phạm vào chỗ của tổ tiên khác.Ngày nay, bài vị nên viết bằng chữ quốc ngữ cho dễ đọc dễ hiễu. Cũng không nên phân biệt chữ Hán Việt và chữ thuần Việt, vì có những chữ không có chữ thuần Việt, hoặc nếu có thì nghe không hay, không có ý kính trọng, thí dụ: tằng tổ khảo = ông cố, không lẽ trên bài vị viết: “Ông cố Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị”, vừa Hán Việt vừa thuần Việt đọc nghe lủng củng, trong khi nếu viết: “Tằng tổ khảo Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị” thì sẽ dễ được chấp thuận hơn.
2. Việc ghi vai vế của người mất làm cho bài vị phải làm mới liên tục khi có một đời khác thay thế làm người chủ cúng, thí dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.3. Có người cho rằng số chữ trên bài vị được tính theo lần lượt là Quỷ - Khốc – Linh – Thính là điều mê tín, ngày nay nên bải bỏ. Đây là vấn đề tế nhị phụ thuộc vào tâm linh của từng người, từng nhà thì hãy để cho từng người, từng nhà quyết định. Nói rằng mê tín nên bải bỏ thì còn nhiều việc nữa có nên bải bỏ không, thí dụ coi ngày giờ tẩm liệm, động quan, hạ huyệt, chôn …
Các mẫu bài vị đẹp >>>xem tại đây

* LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐỒNG (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) * Nguyễn Duy Quý: Chuyên tạc tượng Phật Thánh, Truyền thần và Chế tác đồ thờ cao cấp. * Điện thoại: 0902 025 088 * Email: duyquymonitor@gmail.com * Facebook: https://www.facebook.com/duyquy.nguyen.503
Đồ thờ đẹp Sơn Đồng

Đồ thờ đẹp Sơn Đồng

Được tạo bởi Blogger.