BÀI CẬP NHẬT
recent

[Tượng Phật] Sơ đồ tượng trong Chùa

[Tượng Phật] Sơ đồ tượng trong Chùa
Tùy theo tập quán mỗi Quốc gia, Tông phái, Pháp môn mà sự thờ phượng bài trí có đôi phần khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ có mục đích chiêm bái hàng ngày.
Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường.


Phần nhiều các chùa bài trí theo nguyên tắc: Tiền Phật, Hậu Linh. Ở trước Chánh Điện thờ Phật, Hậu Liêu thờ Linh, Án giữa thờ Tổ, Án tả hữu dành cho những ân nhân nhà chùa và vong linh ký tự; có nơi vì chật hẹp không có phía sau phải thờ hai bên căn trước.
Chùa tại Việt Nam hầu hết theo phái Đại thừa (Bắc tông) nên có nhiều Tôn tượng. Thông thường mỗi chùa có từ hai đến hàng chục Tôn tượng, có nơi thờ hàng trăm Tôn tượng. Tổ Đình Giác Lâm tại TP. Hồ Chí Minh có 113 pho, Chùa Vạn Phước ở Bà Rịa Vũng Tàu có 24 pho, Chùa Già Lam Cổ Tự ở Hậu Giang có 145 pho, Chùa Mía ở Sơn Tây có 287 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Hà Đông có 153 pho,… Các Tôn tượng thường bài trí theo Bộ, nơi thêm Bộ này nơi bớt Bộ kia, phụ thuộc nhiều vào diện tích của Chính điện.
Trên cơ sở tổng hợp, biên soạn từ một số Bài viết phổ biến kiến thức của tạp chí Di sản Văn hóa và những tài liệu tham khảo chuyên ngành khác, Dự Án Cúng Dường Tượng Phật xin trình bày sơ bộ về Hệ thống tượng thờ trong chùa. Mục đích là giúp Quý vị nhận dạng và nắm bắt được ý nghĩa các Tượng, để từ đó giúp cho việc bài trí, sắp xếp một Phật điện được hợp lý, đúng đắn, đảm bảo tính thiêng cho Chùa cũng như Gia đình.
* SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ĐIỆN PHẬT PHỔ BIẾN CHÙA MIỀN BẮC
Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong không gian chùa.

Không có một công thức duy nhất cho bài trí tượng thờ, nhưng có một số điểm chung giữa cách bố trí tượng thờ các chùa đã được các nhà nghiên cứu đã đề cập đến như Trần Lâm Biền, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đăng Duy…
Triết lý vô thường có thể thấy rõ trong bài trí tượng thờ miền Bắc, đó là vạn vật luôn biến đổi, mọi không gian và thời gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai, trong Phật giáo gọi là tam thiên thế giới gồm trang nghiêm đại kiếp (quá khứ), hiền đại kiếp (hiện tại) và tinh tú đại kiếp (tương lai).
Một đặc điểm nổi trội của người Việt là tín ngưỡng đa thần và “vô tôn giáo”, họ đã đưa nhiều thần linh khác vào thờ trong chùa tạo nên các dạng chùa tiền thần hậu phật.---------------------------


* LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐỒNG (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) * Nguyễn Duy Quý: Chuyên tạc tượng Phật Thánh, Truyền thần và Chế tác đồ thờ cao cấp. * Điện thoại: 0902 025 088 * Email: duyquymonitor@gmail.com * Facebook: https://www.facebook.com/duyquy.nguyen.503
Đồ thờ đẹp Sơn Đồng

Đồ thờ đẹp Sơn Đồng

Được tạo bởi Blogger.