[Phong tục] Vì sao nên cúng Rằm tháng 7 trước 15 âm lịch
Dịp Rằm tháng 7 âm lịch, ngoài việc cúng thần linh, cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn không nơi nương tựa. Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan và là một trong những ngày Rằm lớn nhất năm. Các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 7 từ ngày 2/7 đến trước 12h đêm ngày 14/7 Âm lịch. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao lại làm như vậy?
Phong tục cúng Rằm tháng 7
Dịp Rằm tháng 7 âm lịch, ngoài việc cúng thần linh, cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn không nơi nương tựa. Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan và là một trong những ngày Rằm lớn nhất năm. Các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 7 từ ngày 2/7 đến trước 12h đêm ngày 14/7 Âm lịch. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao lại làm như vậy?
Phong tục cúng Rằm tháng 7
Ngày Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày lễ cúng cô hồn hoặc ngày xá tội vong nhân. Đây là một dịp lễ quan trọng đối với nhiều gia đình Việt Nam.
Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị mâm lễ cúng cho Đức Phật, gia tiên và cô hồn. Mục đích là để thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh, báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.
Do vậy, vào ngày cúng Rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và đồ vàng mã gồm những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, nhà cửa, xe cộ, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.
Đối với mâm cúng chúng sinh, các gia đình nên chuẩn bị những lễ vật: Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong); Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ); Hoa quả (5 loại 5 mầu); 12 cục đường thẻ; Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...); Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo; Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã); Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ...
Cúng rằm tháng 7 trước 15 âm lịch
Các nhà đình đều cúng Rằm tháng 7 trong khoảng thời gian từ ngày 2/7 đến trước 12h đêm ngày 14/7 Âm lịch. Lý giải về tập tục này, chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình (chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, viện Nghiên cứu tiềm năng con người) đã có những chia sẻ đáng chú ý trên báo Người đưa tin.
“Qua ngày mùng 1 sang canh ngày 2/7 - 14/7 là ngày các vong hồn được về với dương giới theo quan niệm dân gian. Và những vong hồn có tội thì có thể được xá tội trong những ngày này, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để những linh hồn này có thể trở về trần gian và được thọ hưởng những lễ vật ở trần gian do người dương thế cúng tế. Đây là một quan niệm dân gian, từ trước đến giờ tục lệ người dân Việt vẫn thường cúng tế vào những ngày này”,chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình nói.
Theo quan niệm dân gian, những vong hồn có người cúng tế thì được về trần gian thọ hưởng vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm. Trong khi đó, những vong hồn không có con cháu dương trần cúng tế thì sẽ phải trở về vào ngày 14/7. Do vậy, nhiều gia đình cúng rằm tháng 7 và cúng cô hồn trước ngày 15/7 âm lịch.---------------------------
* LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐỒNG (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) * Nguyễn Duy Quý: Chuyên tạc tượng Phật Thánh, Truyền thần và Chế tác đồ thờ cao cấp. * Điện thoại: 0902 025 088 * Email: duyquymonitor@gmail.com * Facebook: https://www.facebook.com/duyquy.nguyen.503