Tòa Thượng điện còn gọi là Tam bảo hay Đại hùng Bảo điện, gồm nhiều tượng Phật đặt trên các bệ xây từ thấp tới cao, tượng trưng cho sự tu hành và đắc đạo của đức Phật, đồng thời biểu hiện các triết lý của đạo Phật.
Lớp thứ nhất: Trên cùng là tượng Tam thế, tên đầy đủ là Tam thế tam thiên Phật nghĩa là ba nghìn vị Phật thời quá khứ, hiện tại, tương lai, trong đó Thiên (ngàn) là con số phiếm chỉ không đếm được.
Lớp thứ hai: Bộ tượng Di đà tam tôn mang tính chất tuyên ngôn cho Phật giáo bởi đại điện cho từ tâm và trí tuệ. Trong đó, Phật Adiđà ở giữa thể hiện tám tính (bát đại), phân thân biểu hiện thành Quan thế âm Bồ tát bên trái (bốn tính thuộc từ tâm là đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả) và Đại thế chí Bồ tát bên phải (bốn tính thuộc trí tuệ là đại hùng, đại lực, đại trí, đại dũng).
Lớp thứ ba: Bộ tượng Thích ca liên hoa, với mô hình nhất Phật nhị tôn giả, Đức Thích Ca ngồi kết già ở giữa, tay giơ đóa sen, Ma Ha Ca Diếp bên trái, A Nan Đà bên phải.
Lớp thứ tư: Tượng Tuyết Sơn mô tả quá trình bảy năm tu khổ hạnh không tìm được chân lý của Đức Thích Ca trong núi Hymalaya. Tạo hình tượng khắc khổ, đầu nhô lên hình sọ, mắt trũng sâu, chân tay gầy guộc, hiện rõ các đốt xương. Với tượng này có thể thấy rõ trình độ giải phẫu cơ thể người của cha ông khá vững vàng.
Lớp thứ năm: Bộ tượng Di Lặc tam tôn, tuy có mô hình nhất Phật nhị Bồ tát nhưng ở mỗi chùa lại có sự khác nhau.
Lớp thứ sáu: Tòa Cửu Long ở giữa, bên trái là Đế Thiên (Indra – Ngọc hoàng: vua của cõi trời sắc giới, cõi có hình tướng) và bên phải là Đế Thích (Brama: vua của cõi trời dục giới, cõi không còn hình tướng nhưng vẫn còn dục vọng, ham muốn).
Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu: Phía trước tòa Cửu Long còn có tượng Nam Tào (mũ đỏ, quần áo đỏ, mặt đỏ)
Tượng Thập điện Diêm vương: Hai bên Phật điện còn có tượng Thập điện Diêm vương cai quản mười cửa điện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét