[Đồ thờ] Ý Nghĩa Đôi hạc thờ cúng
Theo quan điểm của người Việt, rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường tồn. Bên cạnh đó, rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thoát tục.
Còn hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Hạc cũng là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ.
Bởi vậy, sự kết giữa 2 con vật linh là rùa và hạc này đội nhau đã tạo nên biểu tượng “thọ đội thọ”. Thể hiện cho khát vọng trường tồn, biểu tượng cho một sự may mắn.
Mặt khác, cũng có cách lí giải khác cho rằng rùa là loài vật sống ở dưới đất, còn hạc là loài sống ở trên cao. Khi hạc đứng trên mình rùa tạo thành một cặp. Hình ảnh đó thể hiện sự hài hòa, gắn kết giữa hai thái cực âm dương.
Trong phong thủy, việc trang trí và sắp xếp các món đồ thờ cúng đúng sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, bình an, thuận lợi trong cuộc sống và đôi hạc cũng vậy. Việc đặt vật phẩm thờ cúng phải tuân thủ những quy tắc nhất định để không mạo phạm.
Đôi Hạc Ngự Long Quy thường được đặt ở vị trí hai bên đỉnh thờ. Theo các chuyên gia phong thủy, tốt nhất thì gia chủ nên đặt theo hương Nam bởi đây là hướng tốt, giúp thu hút tài lộc, tăng cường vượng khí, cát khí cho gia chủ. Nếu đặt hướng Đông sẽ tốt cho con/cháu trai trong nhà. Đối với những ai làm tộc trưởng thì có thể đặt theo hướng Tây Bắc.
* LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐỒNG (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) * Nguyễn Duy Quý: Chuyên tạc tượng Phật Thánh, Truyền thần và Chế tác đồ thờ cao cấp. * Điện thoại: 0902 025 088 * Email: duyquymonitor@gmail.com * Facebook: https://www.facebook.com/duyquy.nguyen.503
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét